GÁNH XIẾC TO TRÊN QUÊ HƯƠNG NHỎ
“Ai đem từng trò hề, đem đến thành thị, đem đến thôn quê, ca ca hát hát ê chề.
Ai đem từng trò hề, che khuất đường về, gieo rắc u mê, nơi quê hương đã lắm bộn bề
Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ Mẹ phải vỗ tay Mà cười buồn mắt âu lo Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ Người người hỏi nhau Thì thầm với đắn đo
Ai đem từng trò hề, Thay những mộ phần, Chôn lấp nhân gian, Cho quê hương nhỏ bé hoang tàn
Sao không đem mộng lành, Trong thế kỷ dài, Mơ tới tương lai, Quên đi bao chia chác tranh giành
Gánh xiếc to trên quê hương bé nhỏ Người người lặng yên, u uất trong tim Gánh xiếc to trên quê hương cháy đỏ Bài học tự do đâu chỉ cơm no
Gánh xiếc to sao không nghe tiếng cười Tiếng vỗ tay sao như tiếng khóc người Vuốt mặt nhìn nhau Bỗng thấy nghẹn lời”
Lời bài hát đã lột tả hiện trạng của xã hội Việt Nam hiện nay. Có những người diễn xiếc đã và đang mang những tiếng hát ê chề, gieo rắc u mê, thay những mộ phần, chôn lấp nhân gian, cho quê hương nhỏ bé hoang tàn. Trong hoàn cảnh này, người người (tức là những người đang lo lắng, trăn trở với xã hội) phải hỏi nhau, thì thầm với đắn đo, rồi lại lặng yên, u uất trong tim trong khi đất nước thì đang cháy đỏ niềm đau. Họ buộc phải vỗ tay hùa theo gánh xiếc trên nỗi đau, oán thán của nhiều người khác nên nghe như tiếng khóc người. Nguyên nhân vì sao ai cũng rõ cả, vì lợi ích, vì nhỏ nhen, vì đã sai lầm, vì sợ bị thủ tiêu! Tuy nhiên, lý do gì mà mọi người đều mắc kẹt mãi trong sự đắn đo, lặng yên đó đến nỗi không dám thừa nhận Hiệp ước Thành Đô kí năm 1990 giữa ĐCSVN với Trung Quốc với dự định giao nộp toàn bộ Việt Nam sát nhập vào Trung Quốc năm 2020. Lý do này, chắc hẳn mọi người rất rõ, đó là nỗi sợ. Nỗi sợ này không phải bình thường mà đã trở thành hội chứng rối loạn lo âu toàn thể (generalised anxiety disorder) khiến họ phải hoàn toàn câm nín hoặc đặc biệt dị ứng với những “đối tượng phản động” (reactionary). Chính vì vậy, ta phải làm rõ hai định nghĩa để có cách giúp cho phần đông dân số Việt thoát khỏi bạo bệnh này.
Thứ nhất, theo Hồ Ngọc Đức trong Dự án Từ điển Tiếng Việt miễn phí, phản động (động là không đứng yên) được định nghĩa như sau: (1)
Chỉ những người chống lại trào lưu tiến bộ hay chống lại sự thay đổi được cho là tất yếu của xã hội
Ám chỉ tư tưởng lạc hậu, chỉ khư khư ôm lấy hào quang quá khứ, không chịu vận động, không chịu chấp nhận sự thay đổi, bảo thủ, trì trệ, lỗi thời, không tiến kịp với tầm phát triển và thay đổi của thế giới (xem réactionnaire)
Có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, lại chính quyền (theo cách nói của các nước Xã hội Chủ nghĩa)
Với định nghĩa thứ nhất và thứ ba, những người đang lên tiếng nói về thực trạng của đất nước hoàn toàn nằm ngoài phạm trù của danh từ phản động vì các nước Xã hội Chủ nghĩa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay trên toàn thế giới. Nếu theo định nghĩa thứ 2, thực ra chính những người không lên tiếng, giữ khư khư những tư tưởng lạc hậu, những quá khứ hào quang không có thật, bảo thủ, trì trệ mới đáng lo. Những con người bảo thủ hoặc lặng thinh này mới là những đối tượng phản động theo đúng định nghĩa của từ gốc tiếng Pháp reactionnaire hoặc tiếng Anh reactionary. Theo từ điển Oxford, từ reactionary có nghĩa là chỉ người có quan điểm chính trị đối lập và muốn thúc đẩy sự thay đổi và phát triển và không hề có ý nghĩa tiêu cực ở đây (2). Nguyên do là do xã hội luôn luôn vận động và thay đổi, ai không thích ứng được với hoàn cảnh mới thì khắc bị tụt hậu lại thôi !
Chính vì vậy, toàn bộ dân Việt Nam đang rất sai lầm về những người họ gọi là những “đối tượng phản động”. Trước hành động những người này làm để chống ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam, họ phải được gọi là những trí thức yêu nước, vì họ biết cư xử theo nhận thức, lương tri của bản thân, biết phân tích rành rẽ vấn đề dựa trên sự thật và những chứng nhân của lịch sử.
Định nghĩa thứ hai cần làm rõ là hội chứng rối loạn lo âu toàn thể (generalised anxiety disorder-GAD). Những người bị GAD bị lo lắng quá nhiều và rất thường xuyên về tiền bạc, sức khỏe, gia đình hay công việc. Họ thức dậy với cảm giác lo âu và không thể xác định được nguyên nhân cụ thể nào. Cơn lo âu dường như không biến mất trong suốt cả một ngày. Người bị chẩn đoán với GAD thường bị phân tâm bởi những mối lo âu của họ và rất khó để họ có thể nghĩ đến những việc khác; trái lại, những người không bị chẩn đoán với rối loạn lo âu toàn thể thì có thể gạt mối lo sang một bên và tập trung vào các hoạt động thường ngày. (3)
Theo cơ sở sinh học, việc lo lắng thái quá, đặc biệt ở những người có hội chứng rối loạn lo âu toàn thể sẽ gây ra rất nhiều tác hại cho sức khỏe. Ví dụ, vì sợ nên cơ bắp toàn thân co cứng, tim lúc nào cũng bị loạn nhịp, đập thình thịch vì sợ bị phát giác chả biết vì lý do gì, thở nhanh mạnh do hồi hộp, dạ dày giảm tiết dịch nên tiêu hóa thức ăn bị đình trệ, nhu động ruột non bị cản trở nên dễ bị ung thư đại tràng. Ngoài ra, do tim đập thình thịch nên huyết áp tăng đột ngột là nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ và tử vong (4).
Vậy phải làm sao để khống chế nỗi sợ này? Theo trang healthstatus, bạn có thể thử nhiều cách giải quyết. Thứ nhất, bạn có thể đối mặt thẳng với sự thật để giải quyết vấn đề. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã đề xuất một giải pháp duy nhất: “Sao không đem mộng lành, Trong thế kỷ dài, Mơ tới tương lai, Quên đi bao chia chác tranh giành.” Thứ hai, không được uống rượu bia hay dùng thuốc kích thích vì chúng chỉ làm cho bệnh tình tồi tệ hơn thôi. Thứ ba, tránh xem tivi để tránh xem những tin tức không vui. Nhạc sĩ Tuấn Khanh đã viết bài hát rất hay là “Hãy gấp trang báo, hãy tắt tivi” cho bạn tham khảo (6).Thứ ba, bạn không nên chìm đắm mãi trong những lỗi lầm của mình vì nó sẽ làm bạn cảm thấy tệ hơn, và nên nghĩ rằng “không có gì là mãi mãi”, những điều tồi tệ rồi sẽ qua rồi. Cách cuối cùng là cầu nguyện, phương thức này bạn vẫn thực hành thường xuyên mà có tác dụng gì đâu nhỉ?
Do vậy, đề xuất đầu tiên của nhạc sĩ Tuấn Khanh có vẻ khả quan nhất để giúp đại đa số những người Việt Nam hiện nay. Chúng ta nên trực tiếp nhìn nhận vào sự thật lịch sử, đi tìm lại những giá trị căn bản và đáng quý của người Việt Nam qua khắp các thời kỳ của đất nước bằng nhiều phương thức. Từ đó, lòng tự tôn dân tộc sẽ giúp các bè phái riêng lẻ biết bỏ qua xích mích mà tập hợp với nhau thành một tổ chức mạnh mẽ nhất để bảo vệ người dân trước mọi thách thức của dân tộc. Tuy nhiên, trong thời điểm “vàng thau lẫn lộn”, mỗi cá nhân phải cảnh giác, phải có kiến thức để phát hiện “thau” và thẳng tay loại bỏ khỏi các hoạt động của mình để tránh hậu họa. Nếu làm được những điều này, hội chứng rối loạn lo âu toàn thể của nhân dân cũng từ đó mà được triệt tiêu.
Định nghĩa phản động (tiếng Việt) (http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/
Định nghĩa phản động (Oxford dictionary) (https://en.oxforddictionaries.com/definition/reactionary)
Định nghĩa hội chứng rối loạn lo âu toàn thể https://beautifulmindvn.com/2015/04/11/18/
Tác dụng của sự lo lắng với cơ thể: https://www.pinterest.com.au/pin/436075176412638504/
FEAR – Harmful to your health: https://www.healthstatus.com/health_blog/hypnosis-for/fear-harmful-to-your-health/
Nhạc phẩm “Hãy gấp trang báo, hãy tắt TV” https://www.youtube.com/watch?v=FX1qRAsHBJo