top of page

PHƯƠNG PHÁP MỚI ĐẨY LÙI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Nếu đã đọc bài viết "Tổng hợp những điều cần biết về bệnh tiểu đường", bạn sẽ cảm thấy căn bệnh này có thể tàn phá cơ thể vô cùng khủng khiếp và số người bị tiểu đường ngày càng nhiều. Trong khi đó, điều trị tiểu đường bằng thuốc lâu dài sẽ có hiện tượng nhờn thuốc, nên bạn phải dùng thêm loại thuốc mạnh hơn. Vòng luẩn quẩn cứ như vậy tiếp diễn, hậu quả là đường máu luôn "trồi lên tụt xuống" theo thời gian uống thuốc.


Như đã phân tích trong bài "Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2", mục tiêu điều trị bệnh tiểu đườngduy trì lượng đường máu ở mức an toàn. Đường máu không quá cao làm hỏng các mạch máu lớn nhỏ trong cơ thể, nhưng không quá thấp làm cho bạn bị ngất xỉu hay ảnh hưởng đến não. Việc này có thể đạt được nhờ chế độ ăn khoa học, chăm tập luyện thể thao và điều trị bằng thuốc.


Tuy nhiên, việc điều trị tiểu đường bằng thuốc cho thấy đây không phải là giải pháp tối ưu do thuốc thì đắt, rồi lại phải uống vài loại nếu bệnh tiến triển, chưa kể các tác dụng phụ như tụt đường huyết, gây tăng cân do lượng insulin luôn cao, đi ngoài, nhiễm trùng phụ khoa. Vậy phải làm sao đây? Có một cách mới giúp bạn có thể đẩy lùi bệnh tiểu đường mà không cần phải dùng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp trị liệu nào cả! Tin hay không, mời bạn xem video và đọc bài viết sau nhé !


Nếu bạn thành thạo tiếng Anh thì tốt quá rồi! Xin mời bạn xem video và không cần đọc thêm gì phía dưới. Nếu không nghe hiểu tiếng Anh được thì cũng không sao ! Bài viết sau sẽ giúp bạn có một niềm hi vọng mới nếu bạn lo ngại về căn bệnh này !



Chỉ xem qua mà chả hiểu gì, bạn có thấy diễn giả cứ "chém gió phần phật" không? Bản thân người đang viết những dòng này khi được nói về chuyên môn của mình cũng sẽ phiêu và chém phần phật như vậy. Đó là tính cách chung của người làm chuyên môn ở những đất nước tư tưởng cởi mở nên không cần lăn tăn nhé!


1. DIỄN GIẢ LÀ AI, PHÁT BIỂU GÌ


Bác sỹ Sarah Hallberg là giám đốc trung tâm hỗ trợ điều trị béo phì ở Mỹ (Medically Supervised Weight Loss Program at IU Health Arnett). Bà là chuyên gia về y học chữa béo phì và có bằng thạc sỹ về Sinh lý học và tập thể thao. Bà trực tiếp tổ chức chiến dịch giảm cân cho sinh viên y khoa trên toàn nước Mỹ, giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường, béo phì và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác. Bà là đồng tác giả của trang blog chăm sóc sức khỏe và vận động www.fitteru.us


Vậy phát biểu chính của bà trong toàn bộ bài diễn thuyết là gì:


"Người bắt đầu kháng insulin, tiền tiểu đường hay thậm chí bị tiểu đường tuýp 2 rất nặng có thể tự chữa khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc. Điều duy nhất phải làm là thay đổi chế độ ăn gồm:


Hạn chế tối đa hoặc hoàn toàn không ăn tinh bột, duy trì ăn đạm (protein) vừa phải và ăn nhiều chất béo tốt cho sức khỏe !"


Vậy cơ sở khoa học cho kết luận này là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé !



2. HIỆN TƯỢNG KHÁNG INSULIN Ở CẢ NGƯỜI BÌNH THƯỜNG VÀ NGƯỜI THỪA CÂN


Nếu bạn đã đọc bài "Những biến chứng của bệnh tiểu đường", chắc bạn còn nhớ điều cơ bản sau:

  • Tiểu đường là bệnh gây ra do đường không được cất trữ vào trong tế bào hoặc được sử dụng hiệu quả để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Do vậy, đường tích tụ trong máu sẽ gây ra những tổn thương ở mạch máu nhỏ (mắt, thận, chân tay) và những tổn thương ở mạch máu lớn (tim, mạch máu, não).

  • Insulinanh shipper gõ cửa nhà (thực ra là các tế bào khắp nơi trong cơ thể) để thông báo có đường chuyển đến mà mang vào nhà cất đi (gan, mỡ) hoặc tiêu dùng tạo năng lượng (tế bào cơ vận động, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh).

Vậy hiện tượng kháng insulin là gì:

  • Kháng insulin xảy ra khi tế bào của bạn cố tình "lờ" đi tín hiệu insulin. Chính vì thế, đường vẫn trôi nổi trong máu thay vì được tế bào thu nạp để sử dụng hoặc cất trữ.

  • Do vậy, tuyến tụy thấy tình hình không ổn sẽ cố tiết ra thêm insulin vào máu để thúc ép các tế bào nhận ra "tín hiệu insulin" mà cất đường đi.

  • Kết quả là lượng insulin cứ tăng cao dần trong máu để cố giữ đường máu vượt quá ngưỡng nguy hiểm

  • Hậu quả: sau một vài năm hoặc cả chục năm, tuyến tụy "bó tay" không cố tiết insulin nữa -> làm cho đường máu tăng vụt không kiểm soát được (chính là lúc bạn chính thức bị tiểu đường)

Ăn nhiều tinh bột là nguyên nhân của kháng insulin và tiểu đường

Tại sao kháng insulin lại nguy hiểm?

  • Lượng hormone insulin càng nhiều sẽ gây thèm ăn nhiều hơn, do vậy sẽ làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể.

  • Kháng insulin ở người tiền tiểu đường và tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch, gây ra nhồi máu cơ tim và đột tử.


3. ĂN NHIỀU TINH BỘT LÀ THỦ PHẠM GÂY KHÁNG INSULIN



Bạn có biết tất cả các loại thức ăn chỉ có 3 nhóm chất chính:

  1. Tinh bột, đường (carbohydrate) : Có trong các loại ngũ cốc và củ như khoai lang, khoai môn, gạo (cơm), mì, bánh mì, nui, bún, miến, đường, bắp, bo bo, trái cây

  2. Đạm (protein): Có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành, tàu hũ...

  3. Chất béo (fat): Có nhiều trong dầu, mỡ, bơ, hạt hạch nhân.

Như biểu đồ dưới đây mô tả, cơ thể tăng lượng đường máu với tốc độ và định mức khác nhau khi bạn ăn các nhóm chất này.


Sau khi ăn tinh bột


  • Ăn chế độ ăn nhiều cơm và nhiều dầu mỡ không tốt từ thịt như của người Tàu hay Việt vô cùng ngon miệng, bạn sẽ ăn đến lúc no "nổ bụng" thì thôi nên không kiểm soát được khẩu phần ăn của mình. Tuy nhiên, khoảng 1 tiếng sau đó, bạn lại đói phát cuồng lên và tìm bánh kẹo ăn vặt.

  • Vì sao vậy? Bởi vì lượng tinh bột cao trong cơm làm cho glucose và insulin trong máu tăng rất nhanh sau bữa ăn, điều này lại kích thích thèm ăn, cuống cuồng tìm đồ ăn trong khi mỡ lại bị tích tụ lại trong người.

  • Vậy nếu bạn đang ở trạng thái kháng insulin với lượng insulin máu cao, bạn sẽ thấy lúc nào cũng đói, và não truyền tín hiệu làm bạn thèm bánh kẹo hoặc tinh bột để chống đói. Vòng luẩn quẩn cứ tiếp diễn như sau:

Ăn tinh bột -> tăng glucose -> tăng insulin máu -> đói + tích mỡ -> lại ăn tinh bột tiếp --> kháng insulin ngày càng nặng

  • Sai lầm vô cùng: Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 được khuyên ăn 40-65 gram tinh bột trong 1 bữa. Vậy thực ra là các bác sỹ đang khuyên bệnh nhân tăng thêm insulin và đường máu, làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn!

  • Hiệp hội tiểu đường ở Mỹ (American Diabetes Association) đã nói rõ rằng không có bằng chứng cụ thể để khuyên về lượng tinh bột người tiểu đường nên ăn. Họ cũng nói rằng nếu uống thuốc tiểu đường thì phải ăn tinh bột, nếu không bạn sẽ bị ngất vì hạ đường huyết đột ngột. Và cứ như thế vấn đề lại tiếp tục trầm trọng hơn khi kết hợp dùng thuốc trị tiểu đường và ăn tinh bột trong thời gian dài. Hậu quả trực tiếp là đường không ổn định, khi tăng cao do chưa uống thuốc, vẫn sẽ làm hỏng mạch máu ở khắp nơi gây ra (đọc bài "Những biến chứng của bệnh tiểu đường")


Sau khi ăn chất đạm, chất béo


  • Sau khi ăn chất đạm (thịt), tốc độ tăng đường máu và insulin máu chậm hơn rất nhiều so với ăn tinh bột, đường.

  • Ngạc nhiên nhất là, sau khi ăn chất béo, đường máu và insulin của bạn hầu như không tăng. Do vậy, ăn chất béo có thể tránh hoàn toàn được vòng luẩn quẩn của thuốc trị tiểu đường và ăn tinh bột.


4. CHẾ ĐỘ ĂN GIÚP ĐẨY LÙI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG



Bạn có đồng ý ăn nhiều tinh bột là không tốt với người bị tiểu đường không? Vậy nên ăn như thế nào đây nhỉ? Đây là chia sẻ của bác sỹ Sarah trong bài diễn thuyết.


"Chế độ ăn để thoát khỏi căn bệnh tiểu đường là :

  • Bỏ hoàn toàn hoặc giảm tối đa ăn tinh bột, đường. Cơ thể không hề cần tinh bột như chúng ta lầm tưởng.


  • Những chất cơ thể cần là những axit amin cần thiết, những phân tử acid béo cần thiết để xây dựng nên cấu tạo tế bào. Do vậy, ta nên ăn đạm và đặc biệt ăn những chất béo có lợi cho cơ thể.


  • Kể cả ở chế độ ăn không có tinh bột, cơ thể vẫn tự tạo được đường glucose từ pyruvate theo quá trình gọi là gluconeogenesis (glucose là đường, neo là mới, genesis là tạo ra). Đường này sẽ được dùng để tạo năng lượng cho cơ thể, cũng như xây dựng các cấu trúc quan trọng của tế bào và các mô trong cơ thể nên chẳng có tác hại gì cả!"


  • "Với các bệnh nhân tiểu đường khi theo chế độ ăn này, đường máu của họ tự động giảm xuống. Chỉ trong vài ngày , tối đa 2 tuần liên tục, họ tự khắc không cần nhiều insulin."


  • Tôi đã từng chữa cho 1 bệnh nhân bị tiểu đường 20 năm, uống đủ loại thuốc tiểu đường và tiêm đến 300 đơn vị insulin hàng ngày bằng bơm insulin tự động. Sau 4 tháng giảm tối đa tinh bột và không hề dùng thuốc trị tiểu đường, bệnh nhân có giảm cân nhưng đường máu đã tự động về mức bình thường và không còn thấy mệt mỏi, không cần phải chích máu kiểm tra đường máu hàng ngày nữa. Tức là nếu duy trì chế độ ăn này thì bệnh nhân đó không phải lo lắng về căn bệnh này nữa."

​Vậy đó, bạn có thể tự khỏi bệnh tiểu đường bằng việc thay đổi chế độ ăn và không hề phải dùng thuốc chữa bệnh này. Tin vào những kiến thức này hay không, và để áp dụng nó lên cơ thể của mình là quyết định của bạn mà thôi.


Dưới đây là danh sách những loại thức ăn có chứa nhiều chất béo có lợi cho cơ thể mà bạn nên thêm vào thực đơn của mình để thay thế cho năng lượng thiếu hụt do giảm ăn tinh bột và đường. Tùy vào khả năng chịu đựng của bản thân, bạn có thể áp dụng 2-4 tuần. Sau đó, nếu đường huyết ổn định, bạn có thể chuyển sang chế độ ăn có tinh bột phân giải chậm (chỉ số glycemic index và glycemic load thấp) để cơ thể tự cân bằng đường máu mà không hề phải uống thuốc. Bạn có thể tự tạo rất nhiều thực đơn phong phú, bổ dưỡng cho bản thân sau khi đọc bài "Cách phân loại thức ăn theo chỉ số đường huyết (glycemic index) cho người tiểu đường"



  • Cá hồi

  • Cá ngừ

  • Cá trích

  • Cá thu

  • Quả óc chó

  • Hạt hướng dương

  • Hạt lanh

  • Hạt cải

  • Hạt mè

  • Dầu đậu nành

  • Dầu ngô

  • Dầu hướng dương

  • Dầu hạt lanh

  • Dầu cây rum

  • Đậu phụ và đậu nành cũng là nguồn chất béo không bão hòa đa phổ biến.


Ngoài ra bạn cũng có thể ăn thêm những thực phẩm tốt sau:

  • Hạt hồ đào, hạt dẻ

  • Trứng gà

  • Các loại đậu, đỗ

  • Sô cô la đen nguyên chất, không đường

  • Các loại rau xanh như rau cải xoăn, rau cải Brussels, rau chân vịt có chứa nhiều axit béo omega-3

  • Quả bơ

  • Phô mai (cheese)

  • Dầu dừa, dầu gấc

  • Sữa chua

5. ĐỘ TIN CẬY CỦA PHƯƠNG PHÁP NÀY


Phương pháp này đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm trực tiếp trên bệnh nhân tiểu đường qua nhiều năm ở Mỹ và UK.


Ngày 15 / 9 / 2916, Thời báo New York Times đã ghi nhận rằng chế độ ăn rất ít tinh bột có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tự kiểm soát được đường máu mà không cần uống thuốc hay insulin. Phương pháp này được chứng minh qua công trình nghiên cứu của giáo sư Roy Tayler của đại học Newcastle, UK và được phổ biến khắp nơi.


Thức ăn có chất béo có lợi

Trong một bài báo khác của tạp chí The Guardian của UK, phương pháp ăn uống ít, làm cơ thể bị bỏ đói có thể giúp insulin và đường máu tự về mức cân bằng.



Còn đây là ảnh ví dụ một bệnh nhân trước và sau khi thử nghiệm phương pháp ăn uống giảm calorie và tinh bột.


Hai bài báo trên chỉ điểm qua sự thành công của phương pháp cắt giảm calorie và tinh bột trong chế độ ăn với việc bước đầu đẩy lùi bệnh tiểu đường. Bằng chứng khoa học cho phương pháp này được đưa ra trong bài viết tổng hợp của giáo sư Roy Taylor từ đại học Newcastle, UK đăng trên tạp chí Diabetes Care của Hiệp hội tiểu đường của Mỹ (ADA). Ông so sánh phương pháp mổ thắt dạ dày và phương pháp cắt giảm calorie từ thức ăn mỗi ngày từ 2500kcal/người còn 600kcal/người/ngày. Click vào hình dưới để tới link gốc.


Báo cáo khoa học về phương pháp mới chữa tiểu đường của giáo sư Roy Taylor

Vậy trong vòng 8 tuần ăn ít hẳn đi và cai đường bột, bên trong cơ thể của bạn có thể đã thay đổi như thế nào?


Mời bạn xem 2 biểu đồ sau:


Theo biểu đồ trên, chỉ trong vòng 1 tuần ăn rất ít thì đã có sự biến đổi rõ rệt. A. Mức đường huyết lúc đói giảm rất nhanh từ tuần 1 và ổn định đến tuần 8. B. Gan bớt phân cắt glycogen để thả glucose vào máu rõ rệt. C. Mỡ xấu triacylglycerol trong gan cũng theo đó mà giảm do insulin không còn dồi dào như trước để kích thích tích mỡ nữa.


Tác dụng chế độ ăn ít calorie lên đường huyết, xả glucose ở gan và lượng mỡ triacylglycerol trong gan

Vậy điều gì xảy ra trong tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin?


Nhìn biểu đồ trên ta thấy, chế độ ăn ít calorie có thể giúp tụy rất nhiều. A. Tụy phản xạ nhạy bén để tiết insulin hiệu quả hơn và nhanh hơn (hình B). C. Bản thân trong tuyến tụy cũng tích ít mỡ xấu triacyglycerol vì insulin không còn thừa mứa trong tụy như trước đây.


KẾT LUẬN


Vậy đó để hiểu được vấn đề, bạn cần phải có nguồn thông tin đáng tin cậy và biết cách vận dụng kiến thức đã biết để tư duy, xử lý những thông tin mới lạ đến với mình. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ không ăn lá ngón nếu nghe có người bảo lá đó chữa tiểu đường tốt lắm, đúng không nào?


Hi vọng rằng sau 2-4 tuần thực hiện phương pháp này và liên tục tự kiểm tra đường huyết lúc đói của mình, bạn sẽ chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn được miêu tả trong bài "Cách phân loại thức ăn theo chỉ số đường huyết (glycemic index) cho người tiểu đường" để loại bỏ hoàn toàn những viên thuốc tiểu đường nhiều tác dụng phụ khỏi cuộc sống của mình.

bottom of page