top of page

ĐIỀU TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TUÝP 2

Mục tiêu điều trị cho bệnh nhân tiểu đường là duy trì lượng đường máu ở mức độ an toàn, tránh biến chứng lên mạch máu ở trong cơ thể.

Một điều vô cùng tồi tệ ở Việt Nam là bác sỹ luôn bị quá tải bệnh nhân nên không có đủ thời gian giải thích về bệnh, hoặc coi thường bệnh nhân, không chịu giải thích về bệnh tật, phác đồ điều trị và tác dụng phụ của từng loại thuốc để bệnh nhân có thể hiểu được điều gì đang xảy ra với cơ thể mình. Hoặc là ngược lại, bệnh nhân chẳng hiểu gì về bệnh nên bác sỹ có nói cũng chỉ hiểu lơ mơ.

Chính vì vậy, bệnh nhân bị tiểu đường ở Việt Nam lại càng thiệt thòi, dù may mắn được chữa trị nhưng dùng thuốc không chuẩn, hoặc không biết tự theo dõi và duy trì đường máu sẽ nhanh chóng bị biến chứng khắp nơi trên cơ thể như giảm thị lực, lở loét đến hoại tử chân tay, mù mắt, suy thận, loãng xương và nhiều tổn thương nghiêm trọng ở hệ tim mạch vào não. Một hiện trạng đáng buồn cho dịch vụ y tế hiện nay.

Vì lý do trên, một khi đã biết mình bị tiểu đường, bệnh nhân càng cần phải hiểu về bệnh của mình và những mặt lợi hại của phác đồ điều trị. Bệnh nhân cũng cần biết thuốc mình đang dùng thuộc loại nào, cơ chế hoạt động và tác dụng phụ để hiểu hơn về phương pháp điều trị bệnh của bản thân. Người có nguy cơ bị tiểu đường cần thay đổi chế độ dinh dưỡng, lối sống để ngừa bệnh.

Trong đơn thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, mỗi thuốc thường có 2 tên gọi: 1 tên là tên thuốc do công ty dược đặt tên thương hiệu, 1 là tên thuốc theo nhóm biệt dược (phân loại theo thuốc gốc theo thành phần hóa học hoặc nguồn dược chất được phát minh). Thêm nữa, điều trị tiểu đường thường dùng kết hợp một vài loại thuốc một lúc. Do vậy, bệnh nhân càng nên biết mình đang dùng thuốc gì, cơ chế, hiệu quả, tác dụng phụ như thế nào để cân nhắc có muốn dùng từng loại thuốc hay không.

Điều đáng nói là thuốc tiểu đường dùng lâu dài sẽ bị “nhờn thuốc”, mất dần tác dụng. Khi đó cần phải bổ sung thêm thuốc khác để duy trì đường huyết, làm cho cơ thể đương nhiên cõng thêm tác dụng phụ.

1. THAY ĐỔI CHẾ ĐỘ ĂN, TẬP THỂ THAO

Đây là việc nói thì dễ mà thực hiện thì khó khăn. Nhưng làm được thì không chỉ tiểu đường mà các bệnh khác như tim mạch, ung thư, Alzheimer cũng được ngăn ngừa.

  • Tập luyện thể thao (chạy bộ, bơi, tập tạ) làm các tế bào cơ nhạy cảm hơn với insulin kể cả khi cân nặng không thay đổi. Do vậy các tế bào cơ dễ thu nạp glucose dư thừa từ máu vào cơ để hô hấp tạo năng lượng dưới dạng ATP.

  • Chế độ ăn lành mạnh: hạn chế tinh bột xấu (bánh mỳ, cơm, phở, bún) hoặc loại bỏ hoàn toàn tinh bột khỏi chế độ ăn, hạn chế ăn đồ chiên rán, hạn chế rượu bia, giảm ăn thịt đỏ (thịt bò), tăng hoa quả, rau xanh.

  • Tăng khẩu phần ăn có những chất béo có lợi như quả bơ, olive, cá, hạt hạnh nhân, quả óc chó....

  • Giảm cân hoặc theo dõi cân nặng ở mức ổn định.

  • Tập thiền hoặc Pháp Luân Công để giảm stress, căng thẳng thần kinh, cải thiện tâm trạng chán nản. Ngoài ra, tập luyện lâu sẽ giúp kích thích tuần hoàn, thư giãn cơ bắp khắp cơ thể.

  • Ngủ đủ giấc.

  • Tự theo dõi đường huyết của bản thân bằng máu đo đường huyết tại nhà. Nếu cảm thấy sau một thời gian tập thể thao tích cực và ăn uống theo chế độ “eat clean” mà đường huyết ổn định thì cân nhắc bỏ dùng thuốc tiểu đường để cơ thể tự điều chỉnh lại theo lối sống mới.

2. ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC

1) Metformin - Cơ chế hoạt động: Là thuốc ngăn gan nhả glucose vào máu, cũng làm tế bào nhạy với insulin hơn để tăng tích trữ glucose từ máu.

- Tác dụng phụ: làm tụt đường huyết, buồn nôn, đau nhức cơ bắp, đau bụng, đi ngoài, tăng tạo khí gas (đánh rắm), làm giảm lượng vitamin B12 trong máu

2) Sulfonylureas

- Tên các thuốc: Glipzide, Glyburide glimepiride, Amaryl (Glimepiride), Daonil (Gilbenclamide), Diamicron (Gilclazide), Diamicron MR (Gilclazide), Glibenese (Glipizide), Minodiab (Glipizide), Tolbutamide (Tolbutamide).

- Cơ chế hoạt động: Kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin.

- Tác dụng phụ: Nhóm thuốc này có thể gây đường huyết tụt xuống quá sâu, gây chóng mặt, run rẩy, toát mồ hôi, tim đập nhanh, choáng váng, ngất xỉu

3) Nhóm thuốc thay thế hormone incretin

- Cơ chế hoạt động:

  • Ở dạ dày: hạn chế cơn đói, giảm tốc độ tiêu hóa thức ăn

  • Ở tuyến tụy: tăng tiết insulin trong tuyến tụy, tăng độ nhạy với insulin ở tế bào gan, mỡ, cơ.

  • Ở gan: giảm tiết glucose vào máu.

- Giải thích: bệnh nhân tiểu đường có lượng incretin bị giảm sút do hoạt động của enzyme DPP4 (dipeptidyl peptidase-4) tăng cường phân giải incretins trong máu.

- Tên các thuốc

  • Nhóm thuốc uống: thuốc ức chế enzyme DPP4: linagliptin, sitagliptin, saxagliptin

  • Nhóm thuốc tiêm trực tiếp thay thế incretins trong máu chất hóa học cấu trúc tương tự GLP-1 (Glucagon-like peptide-1),

- Tác dụng phụ: ít tác dụng phụ hơn, không làm tụt đường huyết như hai nhóm thuốc trên.

4) Thiazolidinediones

- Tên thuốc: Pioglitazone (Actos), Rosiglitazone

- Cơ chế hoạt động:

  • Ở gan: ức chế gan tiết glucose vào máu

  • Tế bào đích (cơ, mỡ, gan, các cơ quan nhận glucose): tăng độ nhạy với insulin để nhận nhiều glucose hơn từ máu.

- Tác dụng phụ: nhóm thuốc này gây tăng cân ngoài ý muốn.

5) Các thuốc trị tiểu đường qua đường uống khác:

a. Nhóm thuốc ức chế SGLT-2 (Sodium glucose cotransporter 2) (Kênh đồng vận chuyển glucose – natri ở ống lượn gần của thận):

Tên thuốc: Gliflozins, Forxiga (Dapagliflozin), Invokana (Canaglifozin), Jardiance (Empagliflozin)

• Cơ chế hoạt động: Ức chế thận tái hấp thu glucose để chuyển vào máu và thay vào đó, thải nhiều glucose vào nước tiểu hơn để giảm đường máu.

• Tác dụng phụ: dễ bị viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ. Dùng chung với thuốc nhóm sulfonylureas có thể làm tụt đường huyết.

b. Nhóm thuốc ức chế enzyme alpha-glucosidase:

Tên thuốc: Glucobay (Acarbose), Glyset (Miglitol).

• Cơ chế: hạn chế ruột non hấp thu đường từ thức ăn và đưa đường vào trong mạch máu.

Tác dụng phụ: đánh rắm, đi ngoài

- Bromocriptine, colesevelam: cơ chế hoạt động chưa được biết.

6) Tiêm insulin

- Là phương pháp tiêm trực tiếp insulin vào cơ thể để cất trữ đường trong máu đi. Có hai dạng insulin là nhóm tác động duy trì, tác dụng lâu và nhóm insulin tác dụng nhanh, ví dụ sau bữa ăn cần cất trữ đường nhanh vào các kho chứa chứ không để lưu trong mạch máu.

Sau khi bạn đọc qua bài này, bạn có đồng ý rằng: Càng hiểu rõ cơ chế hoạt động và tác dụng phụ của từng loại thuốc thì bệnh nhân sẽ càng nhận thấy việc thay đổi lối sống (chế độ ăn và tập luyện) còn cần thiết và có tác dụng tốt hơn cả việc phụ thuộc vào thuốc của bác sỹ kê đơn không?

Video thuyết minh tiếng Việt của bản gốc bằng tiếng Anh sau:

https://www.youtube.com/watch?v=qSpAF-JUKEA&t=8s

bottom of page