top of page

UỐNG RƯỢU BIA GÂY HẠI CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO ?

Năm 1987, cùng thời điểm ra mắt phim tài liệu Chuyện tử tế của đạo diễn Trần Văn Thủy, nhạc sĩ Trần Tiến đã nghẹn ngào hát những lời này:


“Tôi đã thấy bạn tôi đi buôn trên đường phố Nga. Bạn tôi lang thang trên đường phố Mỹ. Bạn bè lừa nhau ngay trên quê hương. Cũng chính vì nghèo…. Anh có đau không ?”

Hát có mấy câu mà bị phạt suýt chết. Sau 30 năm, câu trả lời cho nhạc sĩ là “Ôi anh đang phê nên anh không đau đâu”.


Chuyện xưa như Trái Đất, ai cũng biết bia rượu không tốt cho sức khỏe. Nhưng mọi người vẫn thích uống, vì văn hóa, vì vui, vì buồn, vì nghiện và nhiều vì sao khác. Tuy nhiên, có ai hiểu rằng cơ thể có “huyết hải thâm thù” với phân tử cồn (alcohol hay ethanol) trong rượu bia như thế nào? Vậy ta cùng đi du lịch vào trong cơ thể cùng phân tử này xem cồn gây “náo loạn thiên cung” ra sao.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


Thành phần hóa học chính của bia rượu là cồn (alcohol). Vậy tác dụng của rượu bia lên cơ thể chính là tác động của phân tử cồn với từng cơ quan khi “giặc cỏ”này sát phạt tới.


BẠN CÓ BIẾT ?


Một người khỏe mạnh chỉ có thể phân giải rượu với mức nhất định khoảng 1 cốc bia hay 1 chén rượu trong 1 tiếng. Ngoài ra, tốc độ phân giải cồn của cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính, tuổi, chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe, lượng thức ăn có trong dạ dày hay nồng độ cồn trong đồ uống, sử dụng thuốc kê đơn hay thuốc kích thích.


Nồng độ cồn trong máu là yếu tố chính quyết định cơ thế có bị ảnh hưởng do việc uống rượu bia hay không. Vì Cồn có thể được hòa tan và pha loãng trong nước, nồng độ cồn trong máu tỉ lệ thuận với với tổng lượng cồn trong cơ thể nhưng tỉ lệ nghịch với tổng khối lượng nước trong cơ thể. Do vậy, uống nhiều nước sau khi uống rượu bia có thể làm giảm nồng độ cồn trong máu.

Khi ta uống quá nhiều rượu, nồng độ cồn trong máu tăng, trong khi khả năng chuyển hóa rượu của cơ thể vẫn không thay đổi.


Do vậy, khi bạn uống gần một lít rượu 40 độ hoặc 3 chai rượu vang, ngang với 26 đơn vị cồn trong khoảng 6 giờ tối đến 2 giờ đêm hôm trước, thì cơ thể bạn sẽ tiếp tục phân giải rượu cho đến 6 giờ tối ngày hôm sau mới thải được hết cồn. Đó là lý do sau một đêm say xỉn thì cả ngày hôm sau mệt lử đử, chân tay bải hoải rã rời.


~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~


1. TÁC ĐỘNG TỨC THÌ CỦA RƯỢU


Sau khi uống rượu, cồn sẽ tiến vào dạ dày. Tại đây, có khoảng 20% lượng cồn được hấp thụ ngay vào máu. 80% lượng cồn còn lại sẽ đi tiếp và được hấp thụ ở ruột non, đi vào máu, đến tim để bơm đi khắp cơ thể.


1. NÃO BỘ


Trong não, cồn tác động trực tiếp vào tế bào thần kinh và ức chế liên lạc thông tin giữa các tế bào này. Do vậy, bạn cũng tự cảm nhận thấy rượu bia có thể làm thay đổi cảm xúc, lý trí, khả năng vận động, trí nhớ và khả năng ngôn ngữ.

Ngoài ra, não bộ của mỗi người vẫn tiếp tục phát triển cho đến tuổi 20 đến 25. Do vậy, bạn phải rất cẩn trọng vì cồn có thế gây ra những tổn thương vĩnh viễn ở nhiều khu vực khác nhau trong não. Thanh niên đua đòi uống nhiều rượu thì đến 30 tuổi có khi chỉ biết “hơ hơ” suốt ngày vì não bị “teo” rồi.


Cồn tác động lên các vùng khác nhau của não thì ảnh hưởng khác nhau:

- Vỏ não (Cerebral cortex): Gây hưng phấn, thích luyên thuyên.

- Thùy trán của não (Frontal lobe): Cồn làm ảnh hưởng đến suy nghĩ, lên kế hoạch ra ý tưởng. Cho nên, đừng bảo người say mai phải đi làm việc gì quan trọng.

- Tiểu não (Cerebellum): có chức năng quan trọng trong việc suy nghĩ hay phối hợp điều khiển hoạt động. Do vậy, người say rượu hay có hiện tượng đi lảo đảo, thậm chí hay té ngã.

- Hồi hải mã (hippocampus) là vùng học tập, tạo trí nhớ. Người uống rượu chỉ nhớ lơ mơ hoặc quên tiệt lúc say đã làm gì.

- Vùng dưới đồi (hypothalamus) là vùng điều hòa thân nhiệt. Sau khi uống rượu, hoạt động của vùng dưới đồi thay đổi làm bản thấy thay đổi đói, khát, đi tiểu liên tục , và nguy hiểm nhất là làm cho thân nhiệt và huyết áp bị tụt nhanh.

- Hành não (Medulla) có chức năng giữ thân nhiệt ổn định. Nếu uống rượu nhiều khi trời lạnh, hành não bị ảnh hưởng có thể làm thân nhiệt rơi xuống dưới mức cho phép. Do vậy, bợm nhậu (diehard drinkers) xỉn nặng đêm đông có thể sẽ “không tỉnh dậy” nữa .


2. GAN


Gan phân giải rượu nhờ enzyme alcohol dehydrogenase theo chuỗi phản ứng sau:

Ethanol ( alcohol dehydrogenase )--> acetaldehyde --> axit acetic --> CO2 + nước.

Acetaldehyde là một chất độc, có thể làm bạn bị ngộ độc hoặc gây ung thư. Phân tử độc hại này sẽ được chuyển hóa tiếp thành acid acetic bớt độc hại hơn với cơ thể. Cuối cùng, acid acetic có thể được phân giải thành Co2 và nước, thải ra ngoài qua phổi và nước tiểu.

Khi xuất hiện cồn, gan phải ưu tiên thải độc từ cồn bằng cách bắt enzyme ADH phân giải cồn trước. Do vậy, acid béo đáng lẽ phải được gan xử lý sẽ bị tích tụ lại trong gan. Điều này giải thích tại sao người nghiện rượu tuy có thể rất gầy nhưng gan lại nhiễm mỡ.


3. PHỔI


Trong cơ thể người vừa uống rượu, tim sẽ bơm máu chứa nhiều cồn đến phổi. Một số cồn ở trong phổi sẽ được thải ra ngoài không khí khi bạn thở ra, do vậy hơi thở sẽ nồng nặc mùi rượu. Phổi sẽ trả lại máu có chứa cồn về tim để tim bơm tiếp máu vào vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể, trong đó có não.


4. TIM, CÁC HỆ CƠ QUAN KHÁC


- Cồn làm tụt huyết áp.

- Cồn cũng làm cơ thể giảm tiết hormone chống đa niệu (antidiuretic hormone).

- Hormone này giúp cho thận của bạn có thể điều hòa nước trong cơ thể. Sự sut giảm hormone này làm cho thận không tái hấp thu nước được và xả nhiều hơn vào nước tiểu, làm cho cơ thể bị mất nước. Điều này giải thích tại sao người say rượu lại rất khát nước.

- Sự mất nước do đi vệ sinh nhiều sau uống rượu có thể gây ra khát nước, khô miệng và đau đầu. Một số tế bào miễn dịch có thể tiết ra chất cytokines gây ra buồn nôn.

- Ở dạ dày, cồn kích thích tiết dịch tiêu hóa , tăng co bóp dạ dày. Do vậy, cồn gây ra chứng ở nóng, trào ngược dạ dày, viêm loét hay thủng dạ dày.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

3. TÁC HẠI MÃN TÍNH CỦA RƯỢU BIA LÊN CƠ THỂ


1. THIẾU MÁU, SỐT XUẤT HUYẾT.


Cồn ức chế tủy xương và lá lách tạo máu, làm lượng hồng cầu trong máu giảm, là hiện tượng thiếu máu. Người nghiện rượu bia thì da dẻ xanh xao, nhợt nhạt. Ngoài ra, người uống rượu hay bị muỗi đốt vì muỗi “thích mùi thì đốt thôi”, tăng nguy cơ bị sốt xuất huyết, sốt rét.


2. GAN NHIỄM MỠ, MÁU NHIỄM MỠ


Do gan bận giải rượu nên không chuyển hóa mỡ nữa, làm cho mỡ tích tụ dần trong gan và mạch máu. Do vậy , gan sẽ nhiễm mỡ. Trong khi đó, các chỉ số chất béo trong máu như triglyceride, LDL, cholesterol cũng tăng rất nhanh gây nhiều tác hại lâu dài.


3. BỤNG BIA, BÉO PHÌ, KHÁNG INSULIN, TIỂU ĐƯỜNG


Cồn làm tế bào kém nhạy với insulin nên không nhận glucose từ máu vào nữa. Nhiều người nghiện rượu có thể đang ở giai đoạn tiền tiểu đường hoặc bị tiểu đường.


4. VIÊM GAN, XƠ GAN, UNG THƯ GAN


Uống bia rượu lâu làm gan bị tổn thương, rồi dẫn đến xơ gan nặng hơn là khiến bạn mất hoàn toàn chức năng gan, ung thư gan.


5. VÀNG DA


Ở người uống rượu, gan sẽ giảm thải bilirubin từ hồng cầu già, đưa vào phân. Bilirubin tích tụ trong cơ thể làm da không những xanh xao do thiếu máu còn vàng bủng beo.


6. NGỘ ĐỘC THẦN KINH RƯỢU


Rượu bia có mối liên hệ mật thiết đến não bộ, nếu như bạn sử dụng quá nhiều rượu bia thì đầu óc lúc nào cũng trạng thái nửa tỉnh nửa mê, uống nhiều có thể khiến bạn bị trầm cảm, 1/3 các ca tự tử lý do đều có liên quan đến rượu bia. Cồn ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh theo chiều hướng xấu khiến người sử dụng có thể trở nên cáu gắt, lo âu, trầm cảm, căng thẳng


7. GÂY VÔ SINH Ở CẢ NAM NỮ

Ở nam giới, cồn làm giảm nồng độ testosterol khiến khả năng tình dục bị suy giảm, còn có thể gây độc đối với tinh hoàn và làm tổn thương tinh trùng khiến chúng không có khả năng tự bơi đến trứng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.


8. GÂY UNG THƯ VÒM HỌNG, MIỆNG, THỰC QUẢN, VÚ, GAN, RUỘT, ĐẠI TRÀNG


Rượu bia làm tăng các nguy cơ mắc ung thư vòm họng, gan, ruột, thực quản, và ung thư vú, có thể bạn sẽ không tin tuy nhiên mỗi tuần chỉ cần uống 1 chai rượu cũng có thể tăng khả năng mắc ung thư vú lên đến 10%.


9. BỆNH TIM MẠCH


Khi chất cồn đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của tim, các mô xơ không có khả năng co bóp và tế bào tim sẽ chết dần đi, lúc này các tế bào tim sẽ bị thay thế bằng mô xơ không co bóp được, khiến cho tim ngày càng yếu đi và việc máu đi nuôi cơ thể cũng trở nên không đủ.


10. ĐẨY NHANH QUÁ TRÌNH LÃO HÓA.


Cồn gây lợi tiểu làm cơ thể bị mất nước, giống như cây gặp hạn thì khô quắt queo và chết dần. Cồn làm cơ thể không lấy được sắt (Iron) từ thức ăn, làm thiếu máu, da dẻ xanh xao. Tóc nhanh bạc và rụng hơn.


11. NGỘ ĐỘC METHANOL


Chưa kể rượu bia “dởm” có nhiều methanol sẽ làm ngộ độc methanol vì cơ thể không có enzyme phân giải được, gây rối loạn hô hấp-tuần hoàn, hôn mê sâu, tử vong ngay lập tức nếu không cấp cứu kịp thời.

Ví dụ, tại khoa Thận nhân tạo bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng (trưởng khoa) thường ưu tiên cho các bệnh nhân nghi ngộ độc methanol. “Cấp cứu cho bệnh nhân ngộ độc methanol cần phải nhanh chóng. Nếu muộn họ có thể mất mạng hoặc để lại di chứng nặng nề. Trong khi đó, ngộ độc thường theo số đông do uống rượu tập thể, liên hoan. Do đó, chúng tôi luôn huy động máy móc sẵn sàng mỗi khi được báo cáo có bệnh nhân ngộ độc rượu methanol nhập viện” (Trích News.zing)


4. THỰC RA CHÚNG TA CHẲNG BIẾT GÌ VỀ NGHIỆN NGẬP CẢ


Mời các bạn xem video 4.5 triệu người đã lắng nghe về sự nghiện ngập rượu bia, ma túy và chất kích thích. Bất ngờ không, nguyên nhân chính là từ sự cô đơn, tự ti mà bạn bắt đầu tập thói quen xấu và gắn bó truyền đời truyền kiếp với nó. Johann Hari, một phóng viên và nhà văn mang hai dòng máu Anh - Thụy Điển sẽ nói cho các bạn về điều này.


Video phụ đề tiếng Việt, bấm nút Settings (Cài đặt) --> Subtitle (Phụ đề) và chọn Vietnamese / Tiếng Việt.




Hãy nghe đến hết bài hát Trần trụi, “cùng nâng ly nào, 5% thôi nhé. 100% là toi đấy”.


“Hãy quay lại nhìn lại chính mình... Hãy quay lại nhìn rõ chính mình... Hãy quay lại nhìn về quê hương hôm nay Anh có đau không ???”


bottom of page