top of page

UK KÍNH CHÀO QUÝ KHÁCH



Tại sao đầu tư cho con đi du học UK lại khó đạt được ước mơ có quốc tịch nước ngoài, bảo lãnh bố mẹ sang? Khoản đầu tư này tạo lợi ích cho ai? LỢI ÍCH CỦA PHỤ HUYNH

- Tin tưởng con có môi trường học tập tốt, học nhiều điều hay để dễ tìm việc làm sau khi tốt nghiệp. - Gia đình có du học sinh thì rất oai. - Khóa học đại học 3 năm nên đầu tư ít hơn khóa học 4 năm LỢI ÍCH GÌ CHO CON

- Được mở rộng tầm mắt từ cảnh vật, cơ sở vật chất, điều kiện học trong trường. - Được tôn trọng, đối đãi bình thẳng như tất cả sinh viên khác. - Học ở thành phố lớn sẽ gặp người từ khắp chốn nên sẽ biết được văn hóa Âu, Á, Phi. Dân Mỹ giáo dục chuẩn rồi sẽ không qua UK học đại học làm gì. - Chương trình học nhẹ, trung bình một tuần có 4-6 tiếng lên giảng đường + vài tiếng học nhóm/thực hành tùy chuyên ngành -> nhiều thời gian đi chơi. - Tạm biết đến kỹ năng quản lý, kỹ năng mềm để tập cách áp dụng. LỢI ÍCH CỦA UK

- Tiền. Học phí 1 sinh viên quốc tế là 15,000-20,000 Bảng Anh 1 năm (450-600tr) so với 9,000 của sinh viên UK, EU. Tiền nhiều vậy dại chi không đón mừng.

- Tiện. Dịch vụ giáo dục chẳng mất gì ngoài đủ phòng học và giáo viên. Nên nhiều sinh viên học, trường lại có tiền mở rộng khóa học ra để nhận tiếp sinh viên vào.

- Lại là tiền. Nhu cầu bố mẹ sang dự lễ tốt nghiệp của con là rất lớn. Mỗi chuyến đi tốn hàng trăm triệu tiền vé máy bay, ăn ở, du lịch, chưa kể việc các hãng hàng hiệu LV, Gucci, Channel, Dior lại nhộn nhịp lên đáng kể. TẠI SAO UK KHÔNG CHO VIỆC NHIỀU

- Bảo vệ công dân. Chính sách của chính phủ là nếu công ty có người bản địa đủ khả năng làm thì phải ưu tiên nhận, không nhận người nước ngoài. -> Thử tưởng tượng người Lào, người TQ sang Việt Nam chen vào các cơ quan, công ty làm thì người Việt có muốn không?

- Chỉ ưu tiên cấp visa làm việc cho các ngành thiếu hụt nhân lực ( CNTT, y sinh, toán ứng dụng, lập trình viên, khoa học vật lý, định phí bảo hiểm, kỹ sư điện hoặc dầu khí) ( google shortage occupation list in the UK), ưu tiên trình độ tiến sỹ. Nhu cầu này ở Mỹ cũng tương đương -> xem bài viết trên Dân trí

-> nếu chăm chăm đi học quản trị kinh doanh và các ngành kinh tế thì khả năng xin được việc là gần như không thể sau khi tốt nghiệp đại học.

- Ngay cả tiến sỹ tài chính, kế toán, kinh tế cũng khó xin việc? -> ngoài làm ngân hàng, kế toán thì giảng viên là đích đến. Nếu muốn dạy học thì phải giỏi tiếng Anh nói. Nếu muốn nghiên cứu thì phải vững tiếng Anh viết, toán thống kê, xác suất, có nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học mới dễ tìm được việc. Ngả nào cũng phải tốn công phấn đấu.

- Hoàn thành xong khóa học Bộ di trú sẽ cho thời gian 2 tháng để chuẩn bị về nước trong khi nộp hồ sơ xin việc + chờ được chọn phỏng vấn + phỏng vấn cũng mất hàng tháng trời. -> ước mơ ở đủ UK 10 năm hoặc làm việc liên tục trong 5 năm để nhận thẻ định cư và sau đó là quốc tịch cũng chỉ là ước mơ. Sinh viên VN về nước sẽ có nhiều lời than về lệch múi giờ, ồn ào, công việc chán, lương thấp rồi dần phải thích ứng lại. Vì UK chiều chuộng sinh viên như khách quý rót tiền vào túi họ nên tháng ngày du học lúc nào chả đẹp đẽ, vui vẻ. Nhưng nếu nhìn lại 3 năm đại học, thay vì chọn một ngành học phổ biến mà chịu khó vất vả học ngành mới mẻ hơn thì vấn đề tìm được việc không chỉ ở UK mà ở mọi nơi khác đều thuận lợi. Ở lứa tuổi 18, vì không có hướng nghiệp nên học sinh việt lơ mơ về các ngành nghề. Nếu chọn đại một nghề không phù hợp thì tương lai sẽ gặp nhiều khúc cua, đoạn dốc khó tránh khỏi...




bottom of page