top of page

CÁCH PHÁT HIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

TẠI SAO CẦN XÉT NGHIỆM MÁU ĐỂ BIẾT MÌNH BỊ TIỂU ĐƯỜNG HAY CÓ NGUY CƠ BỊ BỆNH?

• Như đã nhắc đến ở bài “Những biến chứng của tiểu đường”, máu vừa là nơi mang oxy và chất dinh dưỡng cho khắp cơ thể, vừa là nơi thu nạp lại chất thải từ các mô, cơ quan để bài tiết. Do vậy, sự rối loạn chuyển hóa đường sẽ được biểu hiện qua những chỉ số trong máu. • Tiểu đường tuýp 2 (phổ biến nhất) xảy ra khi cơ thể không biết cất trữ glucose vào các nhà kho trong gan, mỡ. Do vậy, glucose bị lưu lại nhiều trong mạch máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ (mắt, thận, thần kinh) hay các mạch máu lớn (tim, não). Chính vì vậy, cách để chẩn đoán bệnh tiểu đường là xem trong MÁU có NHIỀU ĐƯỜNG hay không.

CÁCH PHÁT HIỆN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

1. LƯỢNG GLUCOSE HUYẾT TƯƠNG LÚC ĐÓI (Fasting blood glucose)

• Đây là cách thử đơn giản nhất, gia đình có thể tự mua máy đo đường huyết của hãng Omron, Accuchek hay Onetouch của Johnson&Johnson. Cách làm đơn giản, sau 1 phút có kết quả ngay. Có thể dung để theo dõi đường với người đang bị tiểu đường mà không phải đến bệnh viện kiểm tra quá thường xuyên.

• Giải thích: khi bị tiểu đường thì glucose ở lại trong máu sẽ nhiều hơn mức bình thường. • Bệnh nhân phải nhịn ăn (không uống nước ngọt, có thể uống nước lọc, nước đun sôi để nguội) ít nhất 8 giờ (thường phải nhịn đói qua đêm từ 8 -14 giờ). Điều này đảm bảo cơ thể đã tiêu dùng tối đa glucose trong máu để tránh chẩn đoán sai.

• Chỉ số: người bị tiểu đường khi lượng glucose cao hơn 126 mg/dL (hay 7 mmol/L)

• Người tiền tiểu đường: chỉ số này trong khoảng 100 đến 126mg/dL (5.56 đến 7mmol/L)

2. ĐO HÀM LƯỢNG HAEMOGLOBIN A1C

• Giải thích: khi đường trở nên dư thừa trong máu, đường sẽ bám vào bề mặt của hồng cầu. Hồng cầu là các tế bào hình đĩa siêu nhỏ chạy trong mạch máu, là những anh shipper mang oxy từ phổi đi khắp nơi trong cơ thể. Cứ 2-3 tháng, hồng cầu “già” sẽ được cơ thể cho nghỉ hưu, thải qua phân và thay thế bằng nhiều hồng cầu “trẻ” sinh ra từ lá lách. Haemoglobin là phân tử đặc trưng trong hồng cầu làm nhiệm vụ giữ Oxy và CO2. Khi bị tiểu đường thì glucose dư thừa sẽ gắn chặt vào haemoglobin.

• Chỉ số: người bị tiểu đường khi lượng haemoglucose bị gắn glucose cao hơn 6.5% (48 mmol/L) ở 2 thời điểm xét nghiệm bất kỳ cách nhau 2-3 tháng.

Người tiền tiểu đường: Chỉ số này trong khoảng 5.7 đến 6.4%.

3. PHƯƠNG PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE:

GLUCOSE HUYẾT TƯƠNG SAU 2 GIỜ ĐƯỢC UỐNG 75g GLUCOSE (ORAL GLUCOSE TOLERANCE TEST)

• Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống phải được thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới

• Giải thích: Theo cơ chế sinh học, sau khi ăn, đường máu sẽ tăng, insulin được tuyến tụy tiết ra nhiều hơn để cất trữ đường vào gan và mỡ. Nếu cơ thể không nhạy với insulin nữa thì đường sẽ vẫn trôi nổi trong máu. Phương pháp cho bệnh nhân uống đường và liên tục đo đường cách nhau 30 phút trong vòng 2 tiếng sẽ giúp theo dõi được cơ thể có còn nhạy với insulin và biết cất trữ đường hiệu quả hay không.

• Bệnh nhân nhịn đói từ nửa đêm trước khi kiểm tra, dùng một lượng glucose tương đương với 75g glucose, hòa tan trong 250-300 ml nước, uống trong 5 phút; trong 3 ngày trước đó bệnh nhân ăn khẩu phần có khoảng 150-200 gam carbohydrate mỗi ngày.

• Chỉ số: người bị tiểu đường sau OGTT đi đường máu cao hơn 200mg/dL (hay 11,1 mmol/L)

Người tiền tiểu đường: 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L)

CÁCH PHÁT HIỆN TIỀN TIỂU ĐƯỜNG (Pre-diabetes): là giai đoạn có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường rất nhanh.

Các chỉ số này sẽ tăng lên ở mức cao, sát với chỉ số của bệnh nhân bị tiểu đường.

Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 (5,6mmol/L) đến 125 mg/dL (6,9 mmol/L)

Rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương ở thời điểm 2 giờ sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g từ 140 (7.8 mmol/L) đến 199 mg/dL (11 mmol/L)

HbA1c từ 5,7% (39 mmol/mol) đến 6,4% (47 mmol/mol).

Những tình trạng rối loạn glucose huyết này chưa đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường nhưng vẫn có nguy cơ xuất hiện các biến chứng mạch máu lớn của đái tháo đường, được gọi là tiền đái tháo đường (pre-diabetes).

#tieuduong Xem thêm video để hiểu rõ hơn về cách phát hiện tiểu đường: Video gốc bằng tiếng Anh

bottom of page